logo
TRƯỜNG CĐ KỸ THUẬT CAO THẮNG<br/>KHOA ĐIỆN - ĐIỆN TỬ

Mục tiêu chương trình và Chuẩn đầu ra ngành Công nghệ Điều khiển và Kỹ thuật Tự động hóa

08.09.20 | 848 |

Mục tiêu chương trình và Chuẩn đầu ra (Education Objectives and Student outcomes) ngành Công nghệ Điều khiển và Kỹ thuật Tự động hóa

I. Mục tiêu chương trình:
Sau 2 đến 3 năm, người tốt nghiệp có khả năng:
1.   Là thành viên chủ chốt trong nhóm kỹ thuật thực hiện các công việc như: thiết kế, lắp đặt,giám sát thi công, vận hành, bảo trì các hệ thống điều khiển tự động.
2.   Tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn thiết bị; đề xuất các giải pháp tự động hóa.
3.    Hướng dẫn cho người có kỹ năng nghề thấp hơn; tiếp tục học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ.
II. Chuẩn đầu ra
Tại thời điểm tốt nghiệp, sinh viên có khả năng:
1.    Áp dụng được các kiến thức toán học, khoa học kỹ thuật và hệ thống điều khiển tự động để xác định mô hình toán học của hệ thống, phân loại, đánh giá và thiết kế hệ thống.
  1.1  Xác định mô hình toán học của hệ thống điều khiển tự động.
  1.2  Đánh giá hệ thống điều khiển tự động.
  1.3  Thiết kế mô hình toán cho bộ điều khiển.
2.   Đo và đánh giá kết quả đo các đại lượng điện và không điện.
  2.1  Chọn các cảm biến phù hợp cho ứng dụng cụ thể.
  2.2  Xác định phương pháp đo.
  2.3  Chọn thiết bị đo phù hợp
  2.4  Đánh giá kết quả đo.
3.   Thiết kế và thi công được các mạch điện tử ứng dụng cơ bản. (a, b, e)
  3.1  Nhận dạng được các linh kiện điện tử (analog/digital) thường được sử dụng trong thực tế
  3.2  Phân tích được các mạch điện tử (analog/digital) cơ bản và ứng dụng các mạch này vào những trường hợp thực tế.
  3.3  Vẽ các mạch điện tử ứng dụng cơ bản sử dụng các phần mềm chuyên dụng.
  3.4  Thi công các mạch điện tử ứng dụng cơ bản.
4.    Thiết kế hệ thống  điều khiển sử dụng các bộ điều khiển lập trình.
  4.1  Lựa chọn bộ điều khiển và các ngoại vi phù hợp.
  4.2  Vẽ sơ đồ đấu nối
  4.3  Thiết lập lưu đồ giải thuật
  4.4  Viết chương trình điều khiển
  4.5  Thiết kế giao diện điều khiển
5.   Lắp đặt, vận hành, bảo trì các hệ thống đo lường - điều khiển.
  5.1  Đọc và phân tích bản vẽ điện.
  5.2  Lắp đặt thiết bị và dây dẫn.
  5.3  Cài đặt thông số cho thiết bị.
  5.4  Kiểm tra, vận hành thử nghiệm.
6.    Thực hiện các kỹ năng nghề nghiệp.
  6.1  Sử dụng đồ nghề hợp lý, thao tác chuẩn xác.
  6.2  Tổ chức, sắp xếp nơi làm việc hợp lý, khoa học.
  6.3  Thực hiện các biện pháp an toàn trong quá trình làm việc.
  6.4  Quản lý thời gian thực hiện công việc.
7.    Giao tiếp và đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
  7.1  Đạt chứng chỉ Anh văn B
  7.2  Đọc hiểu tài liệu chuyên ngành bằng tiếng Anh
8.   Vận dụng hiệu quả các kỹ năng mềm để thể hiện vai trò của bản thân trong nhóm đa ngành.
  8.1  Làm việc  nhóm hiệu quả.
  8.2  Lập và thực hiện kế hoạch
  8.3  Viết báo cáo, thuyết minh.
  8.4  Khả năng thuyết trình.
9.   Hiểu biết và cam kết thực hiện được trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn.
  9.1  Áp dụng kiến thức triết học vào thực tiễn.
  9.2  Áp dụng kiến thức pháp luật vào thực tiễn.
  9.3  Có đủ sức khỏe để học tập, làm việc và xây dựng đất nước.
  9.4  Thực hiện tốt các nội quy nhà trường.